Hà Giang phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện và cung cấp thông tin, hình ảnh, video phản ánh hành vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh”
CGTĐT - Kể từ ngày 4/5/2024, Kế hoạch phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện và cung cấp thông tin, hình ảnh, video phản ánh hành vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh” được triển khai, thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân tích cực tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet).
Mục đích của kế hoạch là huy động sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tô chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong công tác bảo đảm TTATGT. Phát huy sự ủng hộ của Nhân dân, phấn đấu mỗi người dân là một “tuyên truyền viên ”, một “cộng tác viên ” hỗ trợ lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm TTATGT; phát huy dân chủ trong công tác bảo đảm an ninh trật tự nói chung và bảo đảm TTATGT nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi để huy động người dân tham gia vào công tác bảo đảm TTATGT.
Thông qua Nhân dân để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm về TTATGT bằng hình thức “phạt nguội” nhằm răn đe, hạn chế các hành vi vi phạm TTATGT, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người tham gia giao thông, cần dựa vào Nhân dân để triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nguồn tin phản ánh của Nhân dân về vi phạm TTATGT phải bảo đảm khách quan, chính xác. Công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý, giải quyết thông tin phải đảm bảo kịp thời, đúng hành vi vi phạm và đúng quy định pháp luật; đồng thời phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo, đài đê răn đe, phòng ngừa xã hội, tạo lòng tin và được Nhân dân ủng hộ, tích cực cộng tác với lực lượng chức năng.
Nội dung Kế hoạch phải được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản. Quá trình thực hiện phải bảo đảm an toàn, bí mật về danh tính của người cung cấp thông tin, tài liệu phản ánh vi phạm về TTATGT; có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong cộng tác với cơ quan chức năng; đồng thời cần xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng phong trào để cung cấp các thông tin, hình ảnh không đầy đủ, thiếu chính xác, cố tình bóp méo, làm sai lệch thông tin về công tác bảo đảm TTATGT.
Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các quy định của pháp luật về công tác bảo đảm TTATGT; phương pháp nhận biết các hành vi vi phạm về TTATGT, tập trung vào các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn, ùn tắc giao thông hoặc phá hủy công trình giao thông đường bộ, chủ động phát hiện, ghi nhận bằng hình ảnh, video đê cung câp thông tin, tài liệu phản ánh các hành vi vi phạm TTATGT đảm bảo chính xác, khách quan, có cơ sờ.
Các thông tin cần ghi nhận: Nội dung hành vi vi phạm; Video clip, hình ảnh vê hành vi vi phạm (được ghi nhận bằng camera, mảy ảnh điện thoại thông minh...); Thời gian, địa điểm phát hiện (tên đường, vị trí nút giao, lý trình “kilômet”, số nhà...; thuộc địa bàn hành chính cấp huyện, xã nào)\ chiều hướng di chuyển; đặc điểm của phương tiện (biển số, chủng loại xe, màu sơn...); thông tin của chủ xe, người điều khiển phương tiện (nếu xác định được) và các thông tin khác có liên quan tùy theo từng vụ việc, hành vi vi phạm
Căn cứ nội dung kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này.
Xem chi tiết Kế hoạch tại đây: