No title...
No title...
No title...
Hội nghị bàn các giải pháp thúc đẩy Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Lượt xem: 149
CGTĐT – Sáng ngày 08/10, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp thúc đẩy Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hầu Minh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Minh Tân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện chiến lược, Bộ Thông tin và Truyền thông; PGS. TS Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên.

Tham dự hội nghị còn có các đồng chí là thành viên, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06; đại diện Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; các chuyên gia, các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông trong và ngoài tỉnh.

A person standing at a podium

Description automatically generated

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn khẳng định: Chuyển đổi số đã trở thành động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - phương thức sản xuất số. Dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số của tỉnh được triển khai quyết liệt, đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh, đạt được nhiều kết quả thiết thực, nổi bật trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Những kết quả bước đầu đã nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, là động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức trong thực hiện chuyển đổi số của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới, như: Thiếu hụt về nhân lực công nghệ thông tin cả trong cơ quan nhà nước cũng như khu vực tư nhân; thiếu các doanh nghiệp công nghệ số; Hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có sóng viễn thông, chưa có điện lưới, hoặc chất lượng phủ sóng còn thấp, chưa ổn định; nguồn lực ngân sách tỉnh còn hạn chế, huy động vốn xã hội hóa gặp nhiều khó khăn. Đến nay, việc triển khai Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin của UBND tỉnh năm 2024 đã hoàn thành 71/92 nhiệm vụ đề ra. Tại hội nghị quan trọng này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết từ các lãnh đạo, chuyên gia, các nhà quản lý và các cơ quan chuyên môn để có được giải pháp, hành động thiết thực, cụ thể tạo bứt phá trong chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

A person standing at a podium with a microphone

Description automatically generated

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đỗ Thái Hòa phát biểu tại hội nghị.

Tham luận với nội dung “Những điểm mới kiến trúc chính quyền số 3.0 và định hướng phát triển dữ liệu tỉnh Hà Giang”, đồng chí Trần Minh Tân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện chiến lược Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, triển khai Quyết định số 2568 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Viện chiến lược Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Hà Giang, phiên bản 3.0. Hà Giang là một trong những tỉnh đầu tiên phê duyệt kiến trúc 3.0.

A person standing at a podium

Description automatically generated

Phó Viện trưởng phụ trách Viện chiến lược Trần Minh Tân tham luận những điểm mới kiến trúc và định hướng phát triển dữ liệu.

Phó Viện trưởng phụ trách Viện chiến lược cho rằng lộ trình triển khai kiến trúc chính quyền số 3.0 tỉnh Hà Giang cần thực hiện qua 8 bước: 

Thứ nhất, hoàn thiện nền tảng hạ tầng số. Thứ hai, duy trì, nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) và dịch vụ giám sát, đánh giá an toàn thông tin. Thứ ba, thuê dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin chính. Thứ tư, triển khai hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành trên địa bàn tỉnh. Thứ năm, quản trị, cập nhật kiến trúc CQĐT tỉnh. Thứ sáu, xây dựng chính sách, quy định, hướng dẫn CQĐT, chuyển đổi số. Thứ bảy, đào tạo kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông, chuyển đổi số. Thứ tám, truyền thông xây dựng CQĐT, chuyển đổi số.

A person in uniform standing at a podium

Description automatically generated

Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Phó Giám đốc Công an tỉnh tham luận tại hội nghị.

Chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp triển khai hiệu quả Đề án 06, đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, hiện tỷ lệ dịch vụ công  trực tuyến trên địa bàn đạt trên 81%, riêng dịch vụ công theo yêu cầu Đề án 06 đạt trên 95%. Sử dụng thẻ căn cước tham gia khám chữa bệnh thay thẻ BHYT đạt tỷ lệ trên 94%; chi trả học phí đạt tỷ lệ trên 86%; Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH đạt tỷ lệ trên 53%... Nhiều giấy tờ cá nhân được gắn chíp, tài khoản định danh điện tử như: BHXH, BHYT,giấy phép lái xe... Toàn tỉnh đã cấp 920.300 thẻ căn cước, CCCD. Từ kết quả trên cho thấy Đề án 06 đã góp phần quan trọng trong việc xác thực, làm sạch dữ liệu, cập nhật dữ liệu các ngành, đoàn thể, phục vụ hiệu quả công tác chuyển đổi số, CCHC và các giao dịch khác. Phó Giám đốc Công an tỉnh đưa ra một số giải pháp triển khai hiệu quả Đề án 06, trong đó cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời cần đảm bảo nguồn lực và nguồn kinh phí thực hiện Đề án 06. Làm tốt công tác tuyên truyền về Đề án 06 với nhiều nội dung, hình thức phong phú khác nhau.

A person standing at a podium

Description automatically generated

Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

Đưa ra giải pháp phát triển nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số, đại diện Trường ICTU Thái Nguyên cho rằng hiện số cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số của tỉnh còn mỏng, chất lượng nguồn nhân lực chuyên trách chưa cao. Nhìn chung, nhân lực cho công tác chuyển đổi số chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, nhất là nhân lực trình độ cao. Thời gian tới, để phát triển nguồn nhận lực cho chuyển đổi số, tỉnh Hà Giang cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện, trong đó cần đánh giá tổng thể hiện trạng để đưa ra một bức tranh cụ thể về nhu cầu nhân lực trong tương lai; Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực sẵn có, tại chỗ của tỉnh; Thu hút nguồn nhân lực số chất lượng cao, trong đó xây dựng chính sách thu hút nhân tài về chuyển đổi số, nhất là người Hà Giang đang làm việc tại các tỉnh khác; Hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu để tận dụng kiến thức chuyên môn và công nghệ tiên tiến, qua đó giúp nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên. Dựa trên nhu cầu thực tế, tỉnh đặt hàng các Trường Đại học để đào tạo nguồn nhân lực số theo các lĩnh vực phục vụ cho tương lai.

A person standing at a podium

Description automatically generated

PGS. TS Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng Trường ĐH CNTT và Truyền thông Thái Nguyên chia sẻ giải pháp phát triển nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số.

Theo đại diện Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang, để thúc đẩy hoạt động kỹ năng số cho người dân, tỉnh cần đánh giá và cải tiến liên tục về trình độ kỹ năng số của người dân, thực hiện các cuộc khảo sát để đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo và điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Tổ chức tập huấn thường xuyên và triển khai các khóa học, học tập cộng đồng về Kỹ năng Số để mọi người học hỏi và chia sẻ kiến thức, từ đó thúc đẩy nâng cao kỹ năng số, khóa học hướng tới phải thực hành liên tục để thấy học bằng cách làm, thực hành liên tục là chìa khóa để cải thiện và duy trì kỹ năng số. Khuyến khích người dân sử dụng công nghệ; tạo ra môi trường văn hóa học tập liên tục. Quan hệ đối tác với các cơ sở giáo dục để tiếp cận các nguồn lực và đào tạo kỹ thuật số tiên tiến và tận dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin, kiến thức và hướng dẫn sử dụng công nghệ đến với người dân, nâng cao nhận thức bằng cách tổ chức các chiến dịch truyền thông tại các bản làng để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng số, từ đó khuyến khích người dân tham gia học hỏi và ứng dụng công nghệ vào cuộc sống.

Hội nghị với chủ đề bàn các giải pháp thúc đẩy Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang là một sự kiện quan trọng thiết thực hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024. Thông qua hội nghị, với những ý kiến trao đổi, đề xuất, khuyến nghị về giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số của các chuyên gia về chuyển đổi số và lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã gợi mở cho tỉnh có cái nhìn rộng hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững tỉnh Hà Giang.

A group of people standing on a stage

Description automatically generated

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Sở Thông tin và Truyền thông và Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên.

Kết thúc hội nghị, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang đã tổ chức ký kết Biên bản ghi nhớ với Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông về chuyển đổi số. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phối hợp chặt chẽ của 2 bên trong công tác chuyển đổi số giai đoạn 2024 – 2026 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Nguyễn Đoan – Cẩm Linh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1