No title...
No title...
No title...
Món ăn “Rêu đá” của người Tày Quang Bình đạt giải nhất cuộc thi tại Lễ hội văn hóa, du lịch, ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024
Lượt xem: 779
CTTĐT - Tại Cuộc thi Chấm món ăn tiêu biểu các tỉnh, thành phố tại Lễ hội văn hóa, du lịch, ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I năm 2024. Món “Rêu đá” của huyện Quang Bình đã vinh danh đạt giải nhất cuộc thi.

1.6món ăn giai nhất.jpg

Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho món “Rêu đá” Quang Bình (Hà Giang) cho đầu bếp Nguyễn Cao Cường(bên phải trong trang phục áo Tày) và món Gà hầm sâm cung bảo gian hàng huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đạt giải nhì.

Để tìm hiểu rõ hơn về món “Rêu đá” này, chúng tôi đã có dịp trao đổi với đầu bếp Nguyễn Cao Cường người trực tiếp chế biến món rêu đá, món ăn đạt giải nhất tại cuộc thi cho biết: Món Rêu đá có từ xa xưa, liên quan đến tích truyện “thần rêu”. Theo phong tục của người Tày, vào các dịp lễ tết đều làm món Rêu đá, cầu khấn cho “thần rêu” sinh sôi nảy nở, người dân không phải chịu cảnh đói kém, mất mùa. Theo các cụ kể lại, trước đây, khi đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, rêu đá đã trở thành món ăn cứu đói của nhiều gia đình. Giờ đây món rêu đá trở thành món ăn đặc sản. 

1. rêu đá.JPG

Các món “Rêu đá” của người Tày trông rất hấp dẫn, bắt mắt.

Muốn có món rêu ngon, người dân thường lấy rêu ở các suối đầu nguồn, nơi có nhiều nước sạch. Sau khi rêu được lấy về sẽ sơ chế thành nhiều món ăn ngon như món rêu nướng, rêu hấp, rêu xào, canh rêu, nộm rêu… Nhưng nướng vẫn là món ngon và được nhiều người chế biến nhất. Ngoài chế biến rêu tươi, người dân còn phơi khô để cất đi dùng dần. 

1.1 rêu đá quang binh.JPG

Người Tày huyện Quang Bình đang trình bày món “rêu đá”tại Lễ hội văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I năm 2024.

Để chế bến được món rêu ngon, sau khi lấy rêu từ suối về cần rửa sạch nhiều lần trong nước rồi bỏ vào cuối giã để làm sạch đất bám ở rễ, sau đó rửa lại với nước cho đến khi rêu sạch hẳn mới xong. Sau đó, rêu được xé tơi, trộn đều với các gia vị như sả, mùi tàu, rau răm, lá hẹ, hạt dổi, muối, mì chính… rồi cho vào lá dong gói lại rồi đem nướng đến khi bấm ngón tay thấy rêu mềm là chín. 

Đối với món rêu hấp cũng rất kỳ công. Sau khi rêu được sơ chế sạch sẽ, lấy gạo nếp ngâm trong khoảng 2-3 giờ, đem giã cho vỡ hạt, thịt nạc băm nhỏ ướp với sả, ớt, muối, mì chính, hạt mắc khén rồi trộn đều với rêu, viên tròn thành từng viên, gói trong lá chuối và hấp khoảng 1 giờ cho chín. Khi ăn rêu sẽ có hương vị đậm đà, hấp dẫn.

1.4 rêu đá quang binh.JPG

Các đại biểu tới thăm quan và thưởng thức món rêu đá tại gian hàng trưng bày sản phẩm của huyện Quang Bình tại Lễ hội.

Theo chị Nguyễn Thị Hường, du khách đến từ Hà Nội cho biết: Thăm quan gian hàng của huyện Quang Bình, tôi được thưởng thức món rêu đá. Đây là lần đầu tiên tôi được ăn món này. Tôi thấy rất ngon, lạ miệng và hấp dẫn bởi vị bùi bùi, dai dai và thơm của các gia vị, rất vừa miệng. 

Theo người Tày, rêu đá có công dụng lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, ổn định huyết áp, tăng cường đề kháng. Có thể nói, việc duy trì, bảo tồn, gìn giữ món rêu đá không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là món ăn tinh thần giúp người dân ý thức hơn trong việc gìn giữ, bảo vệ nguồn nước trong sạch để rêu sinh trưởng và phát triển tốt.

Lan Phương
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1