No title...
No title...
No title...
Tập trung phát triển chuỗi giá trị Bò vàng Hà Giang
Lượt xem: 635
0:00 / 0:00
Giọng nữ Ngọc Hoa
CTTĐT - Nghị quyết số 17 NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2021 - 2025 cũng xác định, Bò vàng là 1 trong 3 con để tập trung phát triển trở thành hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, sản phẩm đặc trưng của địa phương, gắn với phát triển sản phẩm du lịch, đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân ở 4 huyện vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). 
Anh-tin-bai

Bò vàng tại chợ phiên vùng Cao nguyên đá Hà Giang.(Ảnh sưu tầm).

Được biết, Bò vàng (bò Mông, hay bò Mèo) là giống bò bản địa của tỉnh Hà Giang, vùng chăn nuôi chủ yếu tập trung ở 4 huyện cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là giống bò có khả năng chống chịu khá tốt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; cho năng suất thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng; trở thành sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang vào năm 2018; được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bình chọn đưa vào danh sách bảo tồn; Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2019, sản phẩm bò vàng của Hà Giang không ngừng được nâng cao giá trị, từng bước tạo dựng thương hiệu trên thị trường trong nước.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Thịt bò khô Bò vàng Cao Nguyên đá - Sản phẩm OCOP vùng Cao Nguyên đá (Hà Giang).

Tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), xác định nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi, Bò vàng được đánh giá là sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của huyện. Thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách, đặc biệt là triển khai chính sách phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cùng với sự quan tâm hỗ trợ ứng dụng về khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi của các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh; các bộ, ngành Trung ương, đã góp phần đáng kể vào nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị sản phẩm, tạo hướng phát triển bền vững. Nhờ đó, tổng đàn bò của huyện tăng trưởng theo từng năm, từ trên 22.000 con năm 2015 lên gần 27.000 con vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,8%/năm; tổng đàn bò duy trì thường xuyên trên 23.000 con. Đẩy mạnh giới thiệu quảng bá sản phẩm bò vàng đến với người tiêu dùng thông qua siêu thị mi ni, ký kết hợp đồng tiêu thu sản phẩm với các hợp tác xã; triển khai thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị Bò vàng Đồng Văn để duy trì tốc độ tăng trưởng của đàn bò; đẩy mạnh chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của thịt bò vàng, với tổng kinh phí thực hiện trên 2,8 tỷ đồng, nằm trong nguồn kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Để phát triển tốt chuỗi giá trị Bò Hà Giang, phấn đấu đến năm 2023, tổng đàn bò toàn huyện gần 29.500 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt gần 1.300 tấn, giá trị sản xuất ước đạt trên 100 tỷ đồng. Huyện Đồng Văn đã và đang tập trung ưu tiên phát triển chăn nuôi bò theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ; duy trì tốc độ tăng trưởng đàn bò bình quân đạt 3,8%/năm; đẩy mạnh chế biến đa dạng các sản phẩm và gia tăng giá trị thịt bò, khai thác, phát huy hiệu quả chỉ dẫn địa lý và thương hiệu Bò vàng Hà Giang, tiến tới xuất khẩu sản phẩm thịt bò. Trong đó, chú trọng về giống bò, tiếp tục triển khai các dự án nghiên cứu bảo tồn gen Bò vàng Hà Giang; tổ chức bình tuyển, kiểm định con giống, xây dựng hệ thống quản lý giống chặt chẽ đến từng thôn, xã, hộ gia đình; tiếp tục thực hiện cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn các cơ sở, hộ chăn nuôi áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học ký thuật về chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học; thực hiện sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tập trung nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình sự nghiệp, đề án, dự án, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công. Huy động đa dạng hóa các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân, vận dụng linh hoạt các chính sách về tín dụng. Khuyến khích các hộ chăn nuôi liên kết hình thành các trang trại, khu chăn nuôi tập trung; tổ chức liên kết giữa các hộ chăn nuôi tạo nhành nhóm sản xuất, kết hợp thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, để kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết giá trị thịt bò khép kín từ khâu con giống đến khâu chế biến sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP thịt bò. Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường, dự báo thị trường gắn với tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng các phần mềm quản lý sản phẩm, trang Web thông tin, giới thiệu sản phẩm; duy trì, phát triển các gian hàng trưng bày, bán sản phẩm tại các điểm tham quan du lịch, điểm dừng chân. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là giao thông khu vực nông thôn; duy trì, nâng cấp chợ truyền thống đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa của người dân.

Tập trung phát triển hiệu quả chuỗi giá trị Bò vàng Hà Giang, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực mạnh mẽ xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

                                                                     
Hồng Minh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1