No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
Nỗ lực vượt mọi gian khó để "không để ai bị bỏ lại phía sau"
Lượt xem: 12
CGTĐT - Hà Giang – mảnh đất nơi cực Bắc của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ mà còn là nơi hội tụ bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số. Nhưng phía sau những nụ cười của đồng bào vùng cao là cả một hành trình vượt lên nghèo khó, trong đó, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang đóng vai trò là "đòn bẩy" quyết định.

Đưa chủ trương vào cuộc sống – những con số ấn tượng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, đến ngày 6/6/2025, kết quả triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả đáng kể, có 7.813/9195 nhà đã khởi công xây dựng. Trong đó, số nhà hoàn thành, đưa vào sử dụng là 5.340 nhà. Đã xây mới và sửa chữa được 73/73 nhà cho người có công; có 4.516/5.891 nhà từ chương trình MTQG giảm nghèo bền vững  đã triển khai 236 căn nhà mới thuộc Tiểu dự án 1 – hỗ trợ nhà ở, với 100 căn đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng, mang lại chỗ ở an toàn, bền vững cho các hộ dân vùng cao.

15.1 khánh thành nhà.jpeg

Những ngôi nhà mới khang trang giúp người dân ổn đinh cuộc sống.

Ngoài ra, toàn tỉnh đã phê duyệt danh sách 552 hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ nhà ở, trong đó toàn bộ đều là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh phí hỗ trợ được phân bổ đầy đủ từ Trung ương, với tổng giá trị hơn 2,4 tỷ đồng, chưa kể đến nguồn lực xã hội hóa, ngày công lao động và vật liệu xây dựng được các đoàn thể và cộng đồng đóng góp.

biên phòng bản máy.JPG

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Máy giúp người dân xóa nhà tạm.

Từ mái nhà kiên cố đến thay đổi nếp sống văn minh

Chương trình không chỉ dừng lại ở việc xây nhà mới, mà còn hướng tới mục tiêu lâu dài là thay đổi nếp sống, nâng cao chất lượng sống cho người dân. Nhiều địa phương như Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc đã chủ động vận động người dân xây dựng thêm nhà vệ sinh, nhà bếp, lắp mái chống nóng, lát nền gạch men. Những căn nhà không chỉ "cứng mái, cứng tường" mà còn phản ánh sự thay đổi tư duy sống văn minh hơn.

Tại huyện Quản Bạ, mô hình vận động các hộ lợp mái bằng tôn xốp, hứng nước sinh hoạt từ mái nhà đã được nhân rộng. Còn ở Mèo Vạc, Đội Thanh niên xung kích và mô tô tình nguyện hỗ trợ vận chuyển vật liệu miễn phí đến các điểm cao đã trở thành biểu tượng đẹp về tinh thần đoàn kết, nghĩa tình.

Vượt khó để giữ vững quyết tâm

Triển khai chương trình tại vùng cao không hề dễ dàng. Địa hình hiểm trở, giao thông cách trở, giá vật liệu cao và một bộ phận dân cư còn thiếu thông tin là những thách thức không nhỏ. Tuy vậy, bằng sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự nỗ lực của các huyện và sự đồng lòng của nhân dân, chương trình vẫn đạt tiến độ và chất lượng tốt.

Tỉnh Hà Giang còn tổ chức nhiều đợt tuyên truyền sâu rộng, xây dựng các mô hình điểm, tổ chức các phong trào thi đua giữa các xã, huyện, phát động phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" gắn với xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể đều vào cuộc quyết liệt, thể hiện sự nhất quán từ chủ trương đến hành động.

Hướng tới đích đến bền vững

Giai đoạn 2025, Hà Giang đặt mục tiêu hoàn thành 316 căn nhà thuộc Chương trình, đồng thời tích cực triển khai các nội dung khác như: hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt, vay vốn ưu đãi, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa vùng đồng bào thiểu số. Việc tích hợp các chương trình thành phần giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và tăng sức lan tỏa trong cộng đồng và sự năng động của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc lồng ghép giữa chính sách và văn hóa bản địa, không áp đặt, mà đồng hành cùng người dân thay đổi từ bên trong.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ là chính sách an sinh xã hội mà đó còn thực hiện quyết tâm giữ chọn lời hứa với niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước, là biểu tượng của tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Với những kết quả đã đạt được, Hà Giang đang chứng minh rằng, dù đường lên núi có thể gập ghềnh, nhưng con đường phát triển, nếu có quyết tâm, sẽ luôn rộng mở.

Lan Phương
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1