No title...
No title...
No title...
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện năm 2023 và triển khai nhiệm vụ Đề án 06 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Lượt xem: 145
CTTĐT - Sáng ngày 20/02,UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tới đến gần 200 điểm cầu các địa phương nhằm đánh giá kết quả thực hiện năm 2023 và triển khai nhiệm vụ Đề án 06 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh,Tổ Trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh và Đại tá Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 tỉnh đồng chủ trì Hội nghị.
Anh-tin-bai

Toàn cảnh hội nghị.

Tham dự có các sở, ngành đơn vị là Thành viên Tổ công tác Đề án 06 tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh; lãnh đạo UBND, đại diện các phòng, ban, đơn vị trực thuộc các huyện, thành phố tại các điểm cầu.

Trong năm 2023, công tác triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các giải pháp với quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Qua đó, các nhiệm vụ Đề án 06 thuộc trách nhiệm của địa phương cơ bản được tổ chức thực hiện kịp thời và đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật:

Anh-tin-bai

Đại tá Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Đã triển khai thực hiện 17/17 nhiệm vụ được giao tại Thông báo số 434 ngày 24/01/2023 của Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ (08 nhiệm vụ đã hoàn thành; 08 nhiệm vụ duy trì thực hiện thường xuyên; 01 nhiệm vụ đang triển khai).

Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ 96,9%, trong đó tỷ lệ dịch vụ công toàn trình đạt tỷ lệ 88,6%. Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến đối với 25 dịch vụ công thiết yếu tăng cao (đạt 82,6%, tăng 64,8% so với năm 2022).

Ngày 13/6/2023, tỉnh Hà Giang được Bộ Công an ghi nhận về đích hoàn thành chỉ tiêu cấp Căn cước cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn toàn tỉnh (sớm hơn 48 ngày so với mốc thời gian quy định là ngày 31/7/2023); tỷ lệ đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử vượt chỉ tiêu Chính phủ giao.

Nhiều ứng dụng của Đề án 06 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện đem lại hiệu quả cao như: Sử dụng thẻ CCCD thay thế thẻ BHYT trong khám chữa bệnh đạt tỷ lệ 81,7%; triển khai thí điểm phương án chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách an sinh xã hội tại 04 đơn vị cấp xã với tỷ lệ đối tượng tham gia đạt 82,9%; Triển khai thanh toán học phí và các khoản thu khác không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục đạt 93,7% các trường học tham gia, với tổng giá trị giao dịch đạt 67,2%; Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí 26.860 lượt; Triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử toàn tỉnh, đã kết nối liên thông với 17/17 bệnh viện, với 903.221 hồ sơ cá nhân, 165.679 hồ sơ hộ gia đình; cập nhật lên phần mềm 1.804.228 lượt khám chữa bệnh; đã triển khai tích hợp lên ứng dụng VNeID 11.981 dữ liệu; Triển khai mô hình thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID tại bệnh viện Đa khoa tỉnh, với hơn 18.000 lượt người khai báo.

Nhiều chỉ tiêu rà soát, cập nhật, làm sạch dữ liệu chuyên ngành đã hoàn thành hoặc đạt với tỷ lệ cao như: Đã hoàn thành dữ liệu người có công,  dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo (đạt 100%); các dữ liệu khác đều trên 93%.

Tại hội nghị, đại biểu tập trung kiểm điểm, đánh giá lại toàn diện về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án 06 trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh; làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 và đề xuất các giải pháp, phương pháp tháo gỡ bảo đảm hiệu quả, thiết thực; thống nhất triển khai các nhiệm vụ Đề án 06 năm 2024 và những năm tiếp theo…

Anh-tin-bai

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, cùng với lực lượng Công an quyết tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ Đề án 06, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm

 Tiếp tục xác định rõ tầm quan trọng của Đề án 06 trong việc chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển kinh tế, xã hội; góp phần chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động; đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động quản lý, quản trị, điều hành của các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố; tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận với các thủ tục hành chính.

Các nhiệm vụ của Đề án 06 phải được tiến hành quyết liệt, thường xuyên ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp; các nội dung triển khai phải có trọng tâm, trọng điểm, phải có sự phân công giao trách nhiệm, giao chỉ tiêu cụ thể.

Phải đảm bảo phương châm đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm dữ liệu công dân “đúng, đủ, sạch sống”; đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, dữ liệu. Triển khai công tác Đề án 06 phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể làm mục tiêu, động lực. Nỗ lực cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thực chất, hiệu quả và hướng tới việc hình thành công dân số, xã hội số.

trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, các sở, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện, trong đó phân công giao nhiệm vụ, chỉ tiêu, lộ trình, thời gian cụ thể cho các đơn vị cấp dưới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, hướng dẫn, giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” cho cấp cơ sở.

Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương phải thường xuyên nắm, theo dõi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các chỉ tiêu, nhiệm vụ còn hạn chế, chậm tiến độ; đánh giá làm rõ nguyên nhân và có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra; chú trọng học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị địa phương làm tốt (hàng tháng trong báo cáo của Tổ công tác đều phân tích những đơn vị làm tốt, chưa tốt để các đơn vị trao đổi, học hỏi và khắc phục).

 Tiếp tục quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là về công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ; kết hợp, áp dụng song song giữa các hình thức tập huấn trực tiếp và hình thức tập huấn trực tuyến, đào tạo từ xa cho nguồn nhân lực thực hiện Đề án 06 đảm bảo hiệu quả, linh hoạt, thiết thực, phù hợp với nội dung, điều kiện thực tế.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp về Đề án 06, dịch vụ công trực tuyến; tuyên truyền về các tiện ích trên ứng dụng VNeID như ví giấy tờ, dịch vụ công trực tuyến, cảnh báo thủ đoạn tội phạm, tố giác tội phạm, kiến nghị, phản ánh tình hình an ninh trật tự, tiện ích an sinh xã hội, hồ sơ sức khỏe, tin tức…

Phấn đấu trong năm 2024, Đề án 06 tỉnh Hà Giang sẽ đạt được nhiều thành công, thắng lợi mới, mang đến nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và chuyển đổi số tại địa phương.

Anh-tin-bai

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2023.

Anh-tin-bai

Đại tá Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh trao Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2023.

Dịp này, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2023 đã vinh dự nhận nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và Giấy khen của Giám đốc công an tỉnh.

 

Hồng Minh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1