No title...
No title...
No title...
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Luật Giám định tư pháp, Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp
Lượt xem: 89
CGTĐT - Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Luật Giám định tư pháp, Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý; lãnh đạo Sở Tư pháp và đại diện một số sở, ngành, đơn vị liên quan.

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang.

Luật Giám định tư pháp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp được Quốc hội XV thông qua ngày 10/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 (sau đây gọi chung là Luật Giám định tư pháp).

Theo báo cáo tại hội nghị, đến nay, cả nước có 580 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở các lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, xây dựng, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông, văn hóa, giao thông vận tải, kế hoạch và đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tư pháp,...Đội ngũ giám định viên tư pháp ở các lĩnh vực trong toàn quốc là 7.135 người; có 2.621 người giám định tư pháp theo vụ việc.

Từ năm 2018 đến ngày 30/6/2023, hệ thống tổ chức, người giám định tư pháp ở các lĩnh vực đã thực hiện 1.039.615 vụ việc. Chất lượng công tác giám định chuyển biến mạnh ở cả 02 cấp, thể hiện ở việc các chuyên ngành giám định ngày càng được triển khai chuyên sâu hơn. Việc tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định được các tổ chức giám định thực hiện nhanh gọn, nhất là đối với lĩnh vực có tổ chức chuyên trách như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, hầu hết là đáp ứng kịp thời yêu cầu; việc tiếp nhận và thực hiện giám định trong những lĩnh vực không có tổ chức chuyên trách cũng từng bước được các Bộ, cơ quan ngang bộ, sở, ngành chuyên môn, tổ chức được trưng cầu quan tâm tiếp nhận, thực hiện và có nhiều thay đổi, cơ bản đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng…

Tại hội nghị, đại biểu đã tập trung đánh giá toàn diện kết quả, tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp và đề xuất, kiến nghị Chính phủ tiếp tục triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hoàn thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Theo Bộ Tư pháp, trong thời gian tới, công tác giám định tư pháp cần được các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ. Trong đó, tăng cường trách nhiệm, phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành…

Hồng Minh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1