No title...
No title...
No title...
Sở Tư pháp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Lượt xem: 178
CTTĐT - Xác định được tầm quan trọng của việc chấp hành quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từ năm 2009 đến nay, Sở Tư pháp đã tổ chức quán triệt, triển khai Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật có liên quan đến toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và yêu cầu ký cam kết không vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Tuyệt đối không có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ khi xảy ra vi phạm pháp luật về giao thông.

6.5 tap huan phap luat.jpg

Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Sở Tư pháp tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.

Theo lãnh đạo Sở cho biết:  Ngay sau khi Luật giao thông đường bộ năm 2008 được ban hành, Sở Tư pháp đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh đưa nội dung triển khai Luật vào trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền pháp luật về đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Sở cũng chỉ đạo Phòng phổ biến, giáo dục và Theo dõi thi hành pháp luật, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước lồng ghép tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng yếu thế tại các đợt trợ giúp pháp lý lưu động và truyền thông pháp luật; truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở, đặc biệt là các xã khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Kết quả, đã tổ chức tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được16 lớp góp phần nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được trên 1.300 đại biểu tham dự; 40 đợt truyền thông phổ biến pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tại 100 xã của huyện Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Vị Xuyên cho 6.500 lượt người tham dự; 05 hội nghị tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 400 đại biểu là cán bộ phụ nữ xã và thanh thiếu niên. Biên soạn 15.000 tờ gầp pháp luật và 350 câu hỏi - đáp pháp luật; 20 đề cương tuyên truyền pháp luật mới ban hành; 30 câu chuyện pháp luật phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật tại cơ sở và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

Đối với hoạt động tăng cường trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Sở Tư pháp thường xuyên quan tâm chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức thực hiện được 20 đợt truyền thông về TGPL tại 176 xã thuộc các huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Yên Minh, Quản Bạ cho 6.000 người tham gia. Nội dung truyền thông về Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật phòng chống mua bán người; pháp luật về giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành...

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp còn gặp một số khó khăn như: Nhận thức pháp luật của người dân chưa đồng đều, nhất là các xã đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng biên giới nhận thức pháp luật, tinh thần cảnh giác còn hạn chế. Đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đã được kiện toàn thường xuyên, nhưng hầu hết là kiêm nhiệm, còn hạn chế về kỹ năng, chưa dành nhiều thời gian cho công tác này.

Chế độ chi cho Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật có lúc, có nơi chưa kịp thời, vì vậy chưa khuyến khích để huy động cán bộ, người có năng lực tham gia, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Kinh phí chi cho công tác PBGDPL trên địa bàn toàn tỉnh rất hạn hẹp, trong khi kinh phí chi cho công tác tuyên truyền PBGDPL cho thanh niên không được cấp cho Sở Tư pháp nên không chủ động trong công tác tuyên truyền PBGDPL cho đối tượng này.

Một bộ phận người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có thói quen chủ động, tự giác tìm hiểu pháp luật, trong khi hoạt động PBGDPL không phát sinh lợi nhuận nên không thu hút được sự tham gia nghiên cưu, tìm hiểu của người dân cũng như hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, giao thông không thuận tiện gây khó khăn rất lớn cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trong thời gian tới, Sở Tư pháp tiếp tục tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và năng lực cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở, đặc biệt là phổ biến, tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật cho lực lượng thanh thiếu niên và người dân góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật giao thông đường bộ, phòng ngừa các hành vi tiêu cực, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tiếp tục xây dựng lực lượng Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ, đặc biệt là đội ngũ biết tiếng dân tộc và có trình độ, hiểu biết pháp luật.

Biên soạn, cung cấp tài liệu về pháp luật (đặc biệt các quy định mới của pháp luật về giao thông đường bộ) phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu chỉ đạo tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về giao thông đường bộ, tổ chức các phong trào và các sự kiện khác nhằm trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân.

Lan Phương
Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1