No title...
No title...
No title...
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030 ở Hà Giang
Lượt xem: 57
CGTĐT - Thực hiện phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” do Thủ tướng Chính phủ phát động, trong thời gian qua, tỉnh Hà Giang luôn xác định việc xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có vai trò quan trọng, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị ở địa phương, được các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể Nhân dân quan tâm, thực hiện đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.

Đẩy mạnh văn hóa đọc tại các trường học trên địa bàn tỉnh.

Với mục tiêu: Tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập; bảo đảm năm 2024 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ số và dạy học trực tuyến trong tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ và cộng đồng; xây dựng môi trường học tập suốt đời tại nơi làm việc đáp ứng các yêu cầu về năng suất, hiệu quả, chuẩn mực đạo đức và tác phong, văn hóa nghề nghiệp…

Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh Hà Giang đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn, phát động phong trào thi đua sâu, rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Trung ương, địa phương. Góp phần nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong nền kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, các cơ sở giáo dục và các phương thức khác; thi đua học tập suốt đời; phát huy sáng kiến, giải pháp khuyến khích và phát triển văn hóa học tập trong cộng đồng. Từ đó cũng phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đặc biệt vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua nhất là các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập của tỉnh đã phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, thường xuyên phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các ngành, địa phương trong triển khai thực hiện phong trào, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm mọi người dân trong tỉnh đều bình đẳng trong học tập. 

Tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân thông qua các tổ chức hội, đoàn thể.

Tỉnh cũng đã xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của các thiết chế giáo dục chính quy và không chính quy, thiết chế văn hóa, các trung tâm học tập cộng đồng, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các đối tượng học tập suốt đời. Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp và tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, hoàn thành các mục tiêu của Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030". Thi đua nâng cao năng lực sử dụng các công nghệ học tập hiện đại, chuyển đổi số trong các hoạt động học tập suốt đời; nâng cao năng lực số và năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người dân, thực hiện học tập mọi lúc, mọi nơi bằng mọi phương pháp để phục vụ cho công việc. Thi đua đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị và xây dựng mô hình công dân học tập; xây dựng văn hóa học tập…

Tổ chức hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời năm 2024. Tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao ng lực quản lý và tổ chức các hoạt động tại trung tâm học tập cộng đồng. Trang bị bổ sung tài liệu, trang thiết bị cho các trung tâm học tập cộng đồng. Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm về công tác xây dựng xã hội học tập tại các địa phương trong và ngoài tỉnh. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã cho 100% các xã, phường, thị trấn. Kiểm tra, thẩm định kết quả đánh giá xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã và kết quả xếp loại “Công dân học tập” đối với các huyện, thành phố.

Kết quả, từ đầu năm 2024 đến nay, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn toàn tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, bám sát các văn bản chỉ đạo, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền để cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch công tác trong năm với những giải pháp cụ thể, sát tình hình thực tế, phù hợp đặc điểm của địa phương để triển khai, phân công, tổ chức thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

Tiêu biểu như Hội Khuyến học tỉnh đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội tuyên truyền, vận động học sinh đến trường, xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn phát động và tích cực hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời” góp phần nâng cao chất lượng phong trào xây dựng xã hội học tập, từng bước xây dựng tỉnh Hà Giang thành một xã hội học tập gắn với phong trào gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập.

Tỉnh đã tổ chức được trên 120 lớp tập huấn với 6.578 lượt người tham gia; 62 lần Hội thảo với hơn 6.020 lượt người tham gia; 283 Hội nghị với 10.900 lượt người tham gia, điển hình như: Hội Khuyến học thành phố, Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê, Hoàng Su Phí, Quang Bình... 

Đến nay, đã có 138.068/187.624 Gia đình học tập đạt 73,58% số gia đình trong toàn tỉnh; có 1564/2263 Dòng họ học tập đạt 69,1% số dòng họ trong toàn tỉnh; có 1.681/2.069 Cộng đồng học tập đạt 81,2% số cộng đồng trong toàn tỉnh; có 818/834 Đơn vị học tập đạt 98% số đơn vị trong toàn tỉnh; 115.071 Công dân học tập đạt 16,2 % số công dân trong toàn tỉnh; tổng số Hội viên toàn tỉnh: 337.294/935.700 đạt 36% (tăng 0,64% = 6.385 người) so với năm 2023, trong đó đảng viên là hội viên là 29.245 người….

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về xây dựng xã hội học tập, nhất là đối với học sinh trong độ tuổi đến trường. Vận động người mù chữ, tái mù chữ tham gia các lớp học xóa mù chữ. Tiếp tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng cơ chế khuyến khích người có kinh nghiệm, có kiến thức và những cán bộ nghỉ hưu tham gia các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, các trung tâm học tập cộng đồng ưu tiên các trường vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; đáp ứng đủ phòng học cho học sinh. Quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp bếp ăn, công trình vệ sinh; trang bị phòng học ngoại ngữ, tin học, âm nhạc cho các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở theo hướng kiên cố hóa và theo các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, đảm bảo các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trang bị tài liệu, tủ sách cho các trung tâm học tập cộng đồng nhằm tăng cường củng cố kết quả xóa mù chữ tại các trung tâm học tập cộng đồng, tạo cơ hội để người dân tiếp cận với các tài liệu hướng dẫn về giáo dục pháp luật, trồng trọt, chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân. Củng cố, phát triển các trung tâm ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu học tập ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên và quản lý phổ cập giáo dục; 100% các xã, phường, thị trấn khai thác sử dụng hệ thống phần mềm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ một cách triệt để và hiệu quả. Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng. Tăng cường công tác phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, hội và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập.

Lan Phương
Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1