No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
Nông - Lâm nghiệp
Lượt xem: 152
Tài nguyên đất rừng là thế mạnh của Hà Giang, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 524.367,83 ha; Trong đó có 200.987,64 ha đất rừng phòng hộ và trên 275.000 ha đất rừng sản xuất; có hơn 64.000 ha đất trống có thể phát triển rừng kinh tế.

Hà Giang đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: Chè 18.944,8 ha, đậu tương 20.810,3 ha, cam 2.972,3 ha; tập trung phát triển trồng cỏ gắn liền với chăn nuôi gia súc hàng hoá, nhất là ở các huyện vùng cao núi đá. Thu nhập bình quân/đầu người đạt từ 3,6 triệu đồng năm 2006 lên 7,5 triệu đồng/đầu người năm 2010; Sản lượng lương thực có hạt đạt từ 364 kg/người năm 2006 lên 448 kg/người năm 2010; Tỷ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2010 là 41,80%, đời sống nhân dân đã được cải thiện và từng bước nâng cao rõ rệt.

Tài nguyên đất rừng là thế mạnh của Hà Giang, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 524.367,83 ha; Trong đó có 200.987,64 ha đất rừng phòng hộ và trên 275.000 ha đất rừng sản xuất; có hơn 64.000 ha đất trống có thể phát triển rừng kinh tế. Đây là nguồn tài nguyên bền vững cho phát triển ngành công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, chế biến hàng mây – tre đan và các ngành công nghiệp khác có nhu cầu sử dụng nguyên liệu từ lâm nghiệp và bán thành phẩm từ lâm nghiệp.

    Ngoài việc hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, Tỉnh Hà Giang đang trú trọng đến phát triển kinh tế tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới ở 4 huyện vùng cao núi đá bằng các giống cây rau, hoa và quả chất lượng cao, các cây dược liệu như thảo quả, quế, đỗ trọng...; Hiện tại Hà Giang chưa có các nhà máy sản xuất và chế biến thức ăn gia xúc, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy chế biến gỗ bằng công nghệ hiện đại, đây là lĩnh vực có tiềm năng lớn đang cần các nhà đầu tư quan tâm phát triển.
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1