No title...
No title...
No title...
Phê duyệt Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện Nho Quế 1 năm 2024
Lượt xem: 19
CGTĐT – Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện Nho Quế 1 năm 2024.

image

Thủy điện Nho Quế 1.

Công trình thủy điện Nho Quế 1 xây dựng trên sông Nho Quế thuộc xã Giàng Chu Phìn, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Nhiệm vụ của công trình: Sản xuất, cung cấp điện lên lưới điện quốc gia phục vụ kinh tế, xã hội; công suất lắp máy Nlm = 32MW, điện lượng trung bình năm Eo = 129.09 triệu kWh/năm.

Phương án án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện Nho Quế 1 năm 2024, gồm các nội dung chính như sau:

Các tình huống xả lũ khẩn cấp được tính toán theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập và hồ chứa nước, việc xây dựng bản đồ ngập lụt được tính toán với các tình huống xả lũ của hồ chứa theo quy trình và xả lũ khẩn cấp.

Mực nước hồ trước lũ: Các phương án lựa chọn mực nước ban đầu hồ trong điều tiết xả lũ ứng với các tần suất được lựa chọn dựa trên khả năng xuất hiện các tần suất lũ trong quá trình vận hành. Đối với các công trình trên bậc thang thủy điện sông Nho Quế mực nước hồ thủy điện Nho Quế 1, Nho Quế 2, Nho Quế 3 được xác định tuân theo các Quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trong tính toán cũng đã cập nhật và lựa chọn mực nước hồ trước lũ theo Quyết định số 1628/QĐ-UBND ban hành ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh Hà Giang “Ban hành quy chế phối hợp cung cấp thông tin và vận hành đón lũ, xả lũ đối với nhà máy thủy điện trên sông Nho Quế địa bàn tỉnh Hà Giang”.

Các tình huống xả lũ khẩn cấp, tình huống vỡ đập cho công trình thủy điện Nho Quế 1 đối với trận lũ thiết kế, lũ kiểm tra:

Xả lũ thiết kế tần suất 1,0%, tương ứng với lưu lượng lũ 2917 m3/s.

Xả lũ kiểm tra tần suất 0,2%, tương ứng với lưu lượng lũ 4110 m3/s.

Vỡ đập với lưu lượng lũ kiểm tra tần suất 0,2% (Ngày mưa).

Vỡ đập với dòng chảy trung bình (Ngày nắng).

Hình thức thông báo bao gồm: Còi báo lũ, Loa phát thanh của công ty, loa phát thanh của các xã vùng hạ du: Giàng Chu Phìn, Xín Cái, Thông báo bằng miệng tại các chốt bảo vệ, Thông báo qua điện thoại cho UBND các xã vùng hạ du và các đơn vị PCLB liên quan.

Trách nhiệm của Công ty cổ phần thủy điện Nho Quế 1: Thông báo xả lũ, sự cố đập và khu vực dự kiến ngập lụt và thời điểm dự kiến kết thúc xả lũ, khôi phục đập. Tổ chức vận hành hồ chứa nước Thủy điện Nho Quế 1 theo đúng quy trình vận hành đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Trước khi xả lũ với lưu lượng lớn hơn 700 m3/s trở lên hoặc trước khi xả lũ khẩn cấp để đảm bảo cho công trình đầu mối, Công ty phải thông báo bằng văn bản cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai huyện Mèo Vạc để thông báo cho nhân dân chủ động phòng, tránh. Phối hợp với trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Hà Giang để nắm được thông tin về lũ, kịp thời thông báo tình hình lũ cho địa phương biết và điều tiết hồ chứa an toàn hợp lý. Phối hợp với địa phương trong trường hợp hỗ trợ phương tiện, vật tư, vật liệu, nhân lực để kịp thời ứng cứu khi có thiên tai xảy ra. Thường xuyên trực và giữ mối liên lạc 24/24 giờ đồng thời có biện pháp kịp thời trong phối hợp và xử lý tình huống khi có bão lũ ở các địa phương trên địa bàn trong từng vùng cụ thể và căn cứ theo phương án phòng chống lụt bão của địa phương xác định nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận, đơn vị. Hàng năm Công ty cổ phần thủy điện Nho Quế 1 chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức diễn tập các tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện và công tác tìm kiếm cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản của nhân dân vùng hạ du khi thiên tai xảy ra.

Trách nhiệm của Ban chỉ huy PCTT huyện Mèo Vạc: Rà soát, cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm khi xảy ra mưa lũ trên địa bàn; cắm biển báo các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để nhân dân phòng tránh; vận động nhân dân không bơi lội qua sông, suối khi lũ về. Tổ chức lực lượng ứng trực ở những nơi thường xuyên bị lũ cô lập, lũ quét, sạt lở đất, nhất là vùng ven sông, suối, sườn đồi, hồ, đập để di dời dân tới nơi an toàn trong trường hợp cần thiết, bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về các loại hình thiên tai và biện pháp phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cho nhân dân. Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để triển khai công tác phòng, chống thiên tai, bão, lũ và hỗ trợ cho nhân dân khắc phục nhanh thiệt hại để sớm ổn định đời sống.

Chi tiết  Quyết định 1654/QĐ-UBND:

Nguyễn Đoan
Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1