No title...
No title...
No title...
Nhiều thành tựu quan trọng trong hoạt động văn học nghệ thuật ở Hà Giang
Lượt xem: 284
CTTĐT - Thấm nhuần sâu sắc quan điểm nhân văn của Đảng về văn học nghệ thuật (VHNT),“Là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt nhạy cảm và tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, có tác dụng đặc biệt trong việc vun trồng, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm nhân cách, đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh cho các thế hệ con người”. Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, hoạt động VHNT trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện đúng định hướng, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp sức lan tỏa giá trị rộng khắp trong cộng đồng; nâng cao mức thụ hưởng văn hóa của nhân dân; ý thức bảo tồn, phát huy, truyền bá các loại hình VHNT được đẩy mạnh; phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang.

Anh-tin-bai

Hà Giang là tỉnh miền núi vùng cao cực Bắc của Tổ quốc, nơi đây có 19 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc đều thể hiện những giá trị văn hóa riêng, độc đáo, đa dạng, giàu bản sắc, được phản ánh chân thực qua từng thời kỳ lịch sử. Những giá trị văn hóa đó được thể hiện qua những công trình kiến trúc, trang phục truyền thống, tập quán sinh hoạt, sản xuất canh tác độc đáo; những lễ hội dân gian đặc trưng riêng có. Bên cạnh đó, những kiến tạo địa chất đặc biệt đã ban tặng cho Hà Giang một kỳ quan thiên nhiên đó là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, Cổng trời Quản Bạ, đèo Mã Pì Lèng, sông Nho Quế,…Tất cả đã tạo nên một Hà Giang hùng vĩ, đầy ắp nghĩa tình, trong gian khó vẫn nở hoa, kết trái, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Năm 2023, Hà Giang vinh dự được tổ chức du lịch thế giới vinh danh là điểm đến mới nổi hàng đầu Châu Á. Nhờ đó, tính riêng 9 tháng năm 2023, tỉnh Hà Giang đã đón 2.158.400 lượt du khách, trong đó 218.080 lượt khách quốc tế, khách nội địa là 1.940.320 lượt người (tăng 35 % so với cùng kỳ năm 2022, đạt 86% kế hoạch năm) doanh thu du lịch đạt 5.072 tỷ đồng, tăng 58,6% so với cùng kỳ 2022.

Anh-tin-bai

Mảnh đất “Đá nở hoa” nơi cực Bắc luôn là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thế hệ nhạc sĩ Việt Nam. Trong đó, phải kể đến nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc với hơn 60 tác phẩm viết về Hà Giang tiêu biểu như: “Hà Giang quê hương tôi”; “Nhớ mãi quê em Hoàng Su Phì”, “Xín Mần quê em”, “Một thoáng Bắc Quang”, “Hát về Quản Bạ quê tôi”, “Hoan hô Lò Giàng Páo”… Cùng với đó là tác phẩm “Mùa hoa tam giác mạch” của nhạc sĩ Nguyễn Anh Trí; “Chuyện tình Khâu Vai”, âm nhạc Trọng Đài (lời thơ Nguyễn Thế Kỷ). “Về Hà Giang” của nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn (thơ Hồ Đức Phớc). Mới đây nhất là tác phẩm “Hà Giang ơi” của nhạc sĩ trẻ Quách Beem, đã trở thành ca khúc nhạc quê hương, giai điệu ngọt ngào đắm say lòng người, thu hút 25 triệu lượt xem trên các trang mạng xã hội.

Anh-tin-bai

Diễn viên Đoàn Nghệ thuật tỉnh biểu diễn tại Chương trình khai mạc Liên hoan âm nhạc toàn quốc đợt 2 năm 2023  tại thành phố Hà Giang.

Nói về đội ngũ những người làm âm nhạc tại tỉnh Hà Giang, đã và đang được đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng. Chất lượng các tác phẩm nghệ thuật ngày càng được nâng lên, nhiều tác phẩm hay, có giá trị, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc, gần gũi với đời sống của đồng bào các dân tộc Hà Giang, dựa trên các chất liệu dân ca Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô… Tiêu biểu có nhạc sĩ Trùng Thương, Nghệ sĩ ưu tú Đinh Tiến Bình, Ngô Sỹ Tùng, Bùi Trường Giang... Đặc biệt, bằng những giai điệu mộc mạc, ca từ gần gũi với cuộc sống, các nhạc sĩ đã sáng tác nhiều bài hát hay về quê hương Hà Giang, được công diễn trong các chương trình, sự kiện quan trọng của tỉnh; nhiều tác phẩm đạt giải cao trong các cuộc thi, liên hoan âm nhạc trong khu vực và toàn quốc, đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp và có sức sống trong lòng của công chúng.

Tính từ năm 2020 đến nay Đoàn Nghệ thuật tỉnh Hà Giang đã đạt 4 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc trong các cuộc thi, liên hoan. Nhiều tác phẩm hay, độc đáo, có giá trị đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng yêu âm nhạc; được giới thiệu trên các tạp chí VHNT, phát trên sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương; đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, xây dựng phong trào nghệ thuật quần chúng sâu rộng, góp phần giới thiệu, quảng bá tinh hoa văn hóa, con người, mảnh đất Hà Giang. Qua đó, đã khẳng định nỗ lực không ngừng sáng tạo của các nghệ sĩ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật của tỉnh.

Phát huy thành tựu đạt được, thời gian tới, tỉnh Hà Giang tiếp tục quan tâm đầu tư cho lĩnh vực VHNT của tỉnh phát triển toàn diện, mạnh mẽ và nhân văn. Trong đó, đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp, tạo ra những tác phẩm âm nhạc, sân khấu, chương trình nghệ thuật chất lượng mang đậm nét đặc trưng văn hóa, con người Hà Giang, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật ngày càng cao của người dân, lan tỏa các tác phẩm âm nhạc, sân khấu, chương trình nghệ thuật của Hà Giang đến với công chúng, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra trường quốc tế. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ lĩnh vực VHNT, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các nghệ sĩ, diễn viên nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động VHNT, khi thác, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa nhằm phục vụ cho hoạt động VHNT trên địa bàn, góp phần thu hút khách du lịch.

Cùng với đó, phát huy vai trò của truyền thông đại chúng để công bố, giới thiệu, quảng bá tác phẩm VHNT phục vụ công chúng; phát triển kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển lĩnh vực VHNT trên địa bàn trong giai đoạn mới - Phát huy hiệu quả giá trị của VHNT góp phần xây dựng tỉnh Hà Giang giàu đẹp, văn minh, bản sắc.

Hồng Minh
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1