No title...
No title...
No title...
Hội nghị trực tuyến cho ý kiến vào dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Lượt xem: 78
CGTĐT – Chiều 30/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến cùng các bộ, ngành, địa phương về việc xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh; lãnh đạo một số sở ngành liên quan.

33f3edaf60a1c7ff9eb0.jpg

Các đại biểu tham dự cuộc họp trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Hà Giang.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo về dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, Nghị định có 4 Chương, 36 Điều quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, bao gồm hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

Thảo luận tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ một số nội dung liên quan đến dự thảo nghị định trong việc thu hồi đất, mục đích thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; xác định diện tích đất vi phạm và tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, sử dụng; sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép…

Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiêm túc tiếp thu, rà soát, tổng hợp, báo cáo giải trình các ý kiến của các bộ, ngành, địa phương trong cuộc họp để sớm hoàn thiện Nghị định về hành vi vi phạm hành chính về đất đai; tiếp tục nghiên cứu, thẩm định các nội dung về khung xử phạt, thẩm quyền xử phạt, việc áp dụng pháp luật, bảo đảm ngăn chặn vi phạm pháp luật về đất đai, tránh để sót lọt các hành vi vi phạm; xem xét việc giao cho các địa phương xây dựng quy định xử phạt đối với từng hành vi vi phạm để phù hợp với thực tiễn; bảo đảm sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất giữa pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm kế thừa, ổn định của hệ thống pháp luật đất đai.

Nguyễn Đoan
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1