Theo Quyết định số 1852/QĐ-UBND địa điểm của quy hoạch là thị trấn Việt
Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Quy mô của quy hoạch gồm: Toàn bộ diện tích của thị trấn Việt Quang hiện nay; 02
xã Việt Vinh, Việt Hồng; 04 thôn (Hùng Thắng, Tân Thắng, Hùng Mới, Tân Hùng) xã
Hùng An; 14 thôn (Minh Tân, Minh Tâm, Minh Thắng, Quang Tiến, Minh Lập, Lung
Cú, Tân Thành, Pù Ngọm, Quán, Minh Khai, Minh Tiến, Khiềm, Minh Thượng, Be
Triều) xã Quang Minh. Tổng diện tích tự nhiên 16.598 ha. Phạm vi nghiên cứu
3.500 ha; phạm vi quy hoạch 2500 ha; Cấp đô thị là đô thị loại IV, miền núi;
Định hướng trung tâm hành chính thị xã Việt Quang là trụ sở UBND huyện Bắc
Quang hiện tại; Quy mô dân số năm 2013 là 15.600 dân, dự báo đến năm 2025 là
25.000 dân, đến năm 2030 là 30.000 dân.
Nội dung của quy hoạch chung xây dựng thị xã Việt
Quang, giai đoạn 2015-2030, định hướng đến năm 2040 gồm:
Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện
trạng về kinh tế-xã hội; 4 dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị.
Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển, quy
mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng
xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị phù hợp với các yêu cầu phát triển của từng
giai đoạn 10 năm, 20 - 25 năm.
Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu cầu phát triển
của từng giai đoạn.
Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm: Mô
hình và hướng phát triển đô thị; Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của
đô thị: khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo
tồn, tôn tạo, các khu chuyển đổi chức năng, khu phát triển mới; khu cấm xây
dựng, các khu dự trữ phát triển; Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu
sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng và nguyên tắc phát triển đối vói từng
khu chức năng; Hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ,
trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và không gian mở;
trung tâm chuyên ngành cấp đô thị; Định hướng phát triển các khu vực dân cư
nông thôn; Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính,
quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn đô thị, đề xuất tổ chức không gian,
kiến trúc cho các khu vực trên.
Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao
gồm: Đánh giá tổng họp và lựa chọn đất phát triển đô thị: đánh giá về địa hình,
các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng, xác
định lưu vực và phân lưu vực tiêu thoát nước chính, hướng thoát nước, vị trí,
quy mô các công trình tiêu thoát nước, xác định cốt xây dựng cho đô thị và từng
khu vực; Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị, vị trí và
quy mô các công trình đầu mối giao thông như: cảng hàng không, cảng biển, cảng
sông, ga đường sắt, bến xe đối ngoại; tổ chức hệ thống giao thông công cộng và
hệ thống bến, bãi đỗ xe, xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ
thống hào, tuy nen kỹ thuật; Xác định nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng
lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô công trình đầu mối và
mạng lưới truyền tải, phân phối chính của hệ thống cấp nước, năng lượng và
chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, thoát nước và công trình xử lý nước
thải; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình
khác.
Đánh giá môi trường chiến lược: theo quy định tại
khoản 7 Điều 15 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển và
nguồn lực thực hiện.
Định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật
đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc
1/25.000.
(Toàn văn Quyết định So-1852_QD-UBND.-Ngay-17.9.2014.pdf )