No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
Phát triển du lịch thương mại, biên giới - hướng đi mới ở Hà Giang
Lượt xem: 112
CGTĐT - Hà Giang không chỉ nổi tiếng với các địa danh thiên nhiên kỳ vĩ mà còn được biết đến là tỉnh có đường biên giới dài hơn 277 km tiếp giáp với hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc; có cặp cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo (nằm trên điểm cuối trục Quốc lộ 2, cách hành phố Hà Giang 22 km về phía Bắc); có 03 cặp cửa khẩu phụ gồm: Săm Pun - Điền Bồng, Phó Bảng - Đổng Cán, Xín Mần - Đô Long và 11 lối mở khác… không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để Hà Giang thúc đẩy thông thương hàng hóa mà còn là cơ hội để phát triển du lịch thương mại, biên giới.

IMG_6406.JPG

Các xe hàng chờ xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy – Thiên Bảo.

Hiện nay, Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy – Thiên Bảo là cửa khẩu chính, quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang; đồng thời với hiệu quả hoạt động của các chợ biên giới như chợ Xín Cái (Mèo Vạc), chợ Phố Bảng (Đồng Văn); chợ Nghĩa Thuận (Quản Bạ); chợ Bạch Đích (Yên Minh)… là nơi người dân hai bên biên giới giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa.

Chợ phiên.jpg

Phiên chợ nội địa, chợ giáp biên là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa của người dân.

Trong những năm trở lại đây, các phiên chợ nội địa hoặc chợ giáp biên đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách khi đến thăm quan, du lịch ở Hà Giang. Đến đây, du khách được hòa mình vào không khí náo nhiệt, nhộn nhịp, đậm chất văn hóa của người dân địa phương; được thưởng thức những món ăn ngon truyền thống; được ngắm nhìn những bộ sắc phục lộng lẫy của các dân tộc; được lựa chọn những sản vật từ chính những dân làm ra…

chợ bán trâu bò xin mân.jpg

Chợ mua bán Trâu ở huyện Xín Mần.

Để thực hiện mục tiêu tăng cường du lịch thương mại, biên giới, tỉnh Hà Giang đã triển khai, thực hiện một số chiến lược như: Đầu tư hạ tầng; phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá và xúc tiến thương mại; hợp tác quốc tế. Trong đó, tỉnh đã chú trọng cải thiện hạ tầng giao thông, đặc biệt là khu vực biên giới, để việc di chuyển và giao thương trở nên thuận lợi hơn. Đồng thời xây dựng các chợ biên giới hiện đại, kết nối với các cung đường quan trọng. Phát triển các sản phẩm du lịch gắn kết với thương mại biên giới, tổ chức chợ đêm, không gian văn hóa chợ phiên phục vụ du khách và giao lưu văn hóa. Tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại tại các sự kiện trong và ngoài nước nhằm thu hút du khách và nhà đầu tư, đặc biệt chú trọng vào chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. Thúc đẩy hợp tác với các tỉnh của Trung Quốc, tăng cường giao lưu văn hóa và phát triển du lịch xuyên biên giới. 

Tỉnh đã triển khai các nội dung xây dựng mô hình chợ 4.0 trên địa bàn. Tính đến nay, đã hoàn thành mô hình chợ 4.0 tại chợ thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, chợ trung tâm thành phố Hà Giang; đang triển khai tại chợ thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì và chợ trung tâm thị trấn Mèo Vạc.

cho pho co.jpg

Chợ đêm Phố cổ Đồng Văn thu hút khách du lịch.

Về phát triển chợ đêm, hiện nay trên địa bàn tỉnh có chợ đêm tại các huyện: Trung tâm thị trấn Yên Minh, Mèo Vạc và chợ đêm Ba Tiên, xã Thái An, huyện Quản Bạ; Phố đi bộ Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang. Các chợ được bố trí sắp xếp văn minh, hiện đại theo khu bán hàng lưu niệm và các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu; khu ẩm thực; khu sinh hoạt văn hóa - văn nghệ cộng đồng phục vụ nhu cầu thăm quan, mua sắm của du khách khách và người dân địa phương. 

Bên cạnh đó, việc xây dựng không gian văn hóa chợ phiên gắn với khai thác phát triển du lịch đối với các chợ: Chợ trung tâm huyện Đồng Văn, chợ Lũng Phìn, chợ Sà Phìn, chợ Phố Cáo, chợ các xã Khâu Vai, Lũng Pù, Niêm Sơn, Xín Cái, Sơn Vĩ... qua đó góp phần giữ gìn, quảng bá và phát huy nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của tỉnh đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

Song song với đó, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt công tác quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài đến địa bàn. Tiếp nhận, điều tra, giải quyết các vụ việc liên quan đến khách du lịch người nước ngoài, khách du lịch người Việt Nam địa bàn tác động đến ANCT, TTATXH trong hoạt động du lịch. Triển khai chặt chẽ trên các mặt công tác nhằm giữ vừng chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới gắn với phát triển Du lịch - Dịch vụ bền vững ở khu vực biên giới. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo vệ biên giới cửa khẩu, đường mòn, lối mở, đổi mới quy trình nghiệp vụ theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo lưu thông cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho du khách xuất, nhập cảnh du lịch. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng triển khai linh hoạt, hiệu quả trên các mặt công tác góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự ở khu vực biên giới nói chung và ở khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nói riêng, đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, góp phần tạo môi trường an toàn trong phát triển du lịch - dịch vụ bền vững.

Qua đó có thể khẳng định rằng, việc tăng cường phát triển du lịch thương mại, biên giới ở Hà Giang không chỉ góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân địa phương mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững vì lợi ích của cả hai bên biên giới. 

Lan Phương
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1