No title...
No title...
No title...
Hội nghị trực tuyến chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”
Lượt xem: 216
CGTĐT – Chiều ngày 14/5, tại điểm cầu tỉnh Hà Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long đã tham dự Hội nghị trực tuyến chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX tỉnh.

Đây là Hội nghị số hóa đầu tiên về kinh tế ngành trong năm 2024, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước. Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì.

50503d2f22f583abdae4.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long chủ trì tại điểm cầu UBND tỉnh Hà Giang.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa... vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Qua thúc đẩy chuyển đổi số đã gia tăng tỷ lệ người nông dân có khả năng truy cập khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng. Đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm rủi ro trong sản xuất.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, nông nghiệp là nền tảng vững chắc, trụ cột của nền kinh tế. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn, như: Trí tuệ nhân tạo (AI), quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa... vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Các đại biểu và chuyên gia cũng đánh giá thực trạng, các điểm nghẽn về tình hình số hóa, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình thực tiễn và đề xuất giải pháp về số hóa nông nghiệp, chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Tại tỉnh Hà Giang, các cấp, các ngành quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành triển khai xây dựng và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số theo kế hoạch đảm bảo tiến độ đề ra. Trong đó tập trung vào xây dựng Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Đến nay 100% hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản và được tập huấn tham gia sàn thương mại điện tử; 100% sản phẩm OCOP đăng tải trên sàn thương mại điện tử; xúc tiến đưa trên 100 loại sản phẩm nông sản của gần 60 doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử và các siêu thị. Tỉnh Hà Giang đã số hóa và đưa lên hệ thống ảnh vệ tinh thực hiện giám sát công trình với 102 hồ chứa, 1710 đập dâng, 2490 cống lấy nước, 878 công trình cấp nước sạch; đưa ra số liệu cảnh báo mưa lũ theo số liệu quan trắc, cảnh báo theo số liệu dự báo; hỗ trợ vận hành hồ, đập; hệ thống thông tin, báo cáo…

Tuy nhiên Hà Giang là một tỉnh miền núi, với dân số sống ở khu vực nông thôn trên 80%, bên cạnh đó còn có 27 thôn trắng sóng, nhiều điểm lõm sóng, mất sóng 5 nhất là tại các huyện phía Tây và 04 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn; tỷ lệ hộ gia đình có internet cáp quang đạt dưới 50%, còn bộ phận người dân chưa có điện thoại di động, chưa có điều kiện để tiếp cận thông tin,… dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đến với người dân còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặt biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nguyễn Đoan
Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1