No title...
No title...
No title...
Hà Giang nỗ lực triển khai Đề án 06 trong 6 tháng đầu năm 2024
Lượt xem: 1962
CGTĐT - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong năm 2024 và những năm tiếp theo, ngay từ đầu năm, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản, kế hoạch triển khai Đề án, trong đó phân công nhiệm vụ và đề ra lộ trình thực hiện cụ thể đối với các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố.

dean.jpg

Triển khai Đề án 06, Công an tỉnh đã làm tốt vai trò thường trực Tổ Công tác Đề án 06 của tỉnh, chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06. Trong 6 tháng đầu năm, Đề án 06 của tỉnh luôn được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc; nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và nhân dân về Đề án 06 đã có sự chuyển biến tích cực; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các giải pháp với quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Qua đó, các nhiệm vụ Đề án 06 thuộc trách nhiệm của địa phương cơ bản được tổ chức thực hiện kịp thời và đạt được những kết quả quan trọng.

Với những chỉ đạo, điều hành kịp thời của Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hà Giang đã hoàn thành 40/83 nhiệm vụ được giao trong năm 2024. Kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC trực tuyến trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ giải quyết trực tuyến đạt 89,8%, tăng 6,2% so với năm 2023; tỷ lệ giải quyết đúng và trước hạn đạt tỷ lệ 99,1%, tăng 1,4% so với năm 2023.

1d63305e8731256f7c20.jpg

Các chiến sỹ Công an đang triển khai hướng dẫn người dân làm thẻ CCCD trên địa bàn phường Minh Khai, thành phố Hà Giang.

Một số tiêu chí của Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt tỷ lệ cao, như: Tỷ lệ giải quyết TTHC đúng hạn và trước hạn đạt 97.6% , tăng 6,9% so với năm 2023, vượt chỉ tiêu được giao; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt tỷ lệ 95%, tăng 19,6% so với năm 2023, vượt chỉ tiêu 45% tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024; mức độ hài lòng của người dân trong tiếp nhận, giải quyết TTHC đạt 97,6%, tăng 7% so với năm 2023; mức độ hài lòng của người dân trong trả lời phản ánh, kiến nghị đạt 100%, tăng 2% so với năm 2023. Kết quả triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu toàn tỉnh đạt tỷ lệ 95,6%, tăng 18,6% so với năm 2023, vượt chỉ tiêu 70% được giao.

3c2dd763040ca652ff1d.jpg

Công chức Sở Giao thông vận tải hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

Nhiều ứng dụng của Đề án 06 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện đem lại hiệu quả thiết thực, như: Sử dụng thẻ CCCD thay thế BHYT trong khám chữa bệnh; thông báo lưu trú qua VNeID, ASM; thanh toán không dùng tiền mặt trên các lĩnh vực chi trả chính sách an sinh xã hội, thu nộp học phí, viện phí… Một số chỉ tiêu làm sạch dữ liệu chuyên ngành đã hoàn thành 100% theo tiến độ như: Dữ liệu trẻ em, dữ liệu Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh. Từ đó, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực vào mục tiêu xây dựng nền hành chính văn minh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống tội phạm.

Hà Giang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống, cơ sở vật chất, giao thông đi lại, với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao, một bộ phận không nhỏ người dân không có điện thoại di động, chưa có điều kiện tiếp cận với Internet là một khó khăn, thách thức lớn trong thực hiện nhiệm vụ Đề án 06 của tỉnh. 

Với những kết quả trên cho thấy, tỉnh Hà Giang đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra. Để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 và những năm tiếp theo của Đề án 06, phát huy những kết quả đã đạt được, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh tiếp tục bám sát chương trình, kế hoạch công tác; tập trung khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06, kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các “điểm nghẽn” trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, các cấp các ngành cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực quản lý gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện Đề án 06 và Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền kết quả thực hiện Đề án 06 dưới nhiều hình thức, nhất là các tiện ích mà người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi từ Đề án 06. Tập trung đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định. Tiếp tục triển khai hoàn thành 14/33 mô hình được Đề án 06 Chính phủ giao đảm bảo phù hợp, thiết thực và hiệu quả. Quan tâm đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu và an ninh, an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu phục vụ kết nối, đồng bộ, chia sẻ, khai thác dữ liệu với Trung tâm dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo lộ trình.

Nguyễn Đoan
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1