No title...
No title...
No title...
Quốc hội thảo luận tổ về Luật Điện lực (sửa đổi)
Lượt xem: 36
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 26/10/2024 Quốc hội tiến hành thảo luận tổ về Luật Điện lực (sửa đổi).

Tham gia phát biểu thảo luận tại tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đại biểu Phạm Thuý Chinh và đại biểu Hoàng Ngọc Định đoàn Hà Giang tham gia, góp ý về một số nội dung như:

https://dbnd.hagiang.gov.vn/SiteFolders/dbndhp/2376/tinddbqh/2024102712.jpg

Đại biểu Phạm Thuý Chinh phát biểu thảo luận.

Đại biểu Phạm Thuý Chinh đề nghị soạn thảo nghiên cứu kỹ các quy định trong dự thảo Luật để bảo đảm sự thống nhất với dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (sửa đổi) về nội dung liên quan đến đảm bảo an toàn trong lĩnh vực sử dụng điện, thiết bị điện, các công trình điện…

Cho ý kiến vào thời điểm thông qua dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Đại biểu Phạm Thuý Chinh cho biết đây là đạo luật khó, phức tạp, trong đó có nhiều nội dung mới, nhiều quy định vừa mang tính kinh tế - kỹ thuật, chuyên ngành, chuyên môn sâu, vừa có phạm vi rộng, có tính liên ngành, liên cấp, liên vùng, có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại... Đồng thời, dự thảo Luật cần bảo đảm yêu cầu thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, luật sửa đổi cũng phải khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, giải quyết ngay những vấn đề thực tiễn cấp bách, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đó, dự thảo Luật cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thận trọng, khách quan, toàn diện. Do vậy, đại biểu bày quan điểm là thông qua Luật tại 02 kỳ họp để có đủ thời gian dành cho việc nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật bảo đảm chất lượng, khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Trong trường hợp phạm vi sửa đổi chỉ tập trung vào những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, không cần thiết phải sửa đổi toàn diện luật; đồng thời, dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, giải trình, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các ĐBQH, Cơ quan chủ trì thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì có thể trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp. 

Ngoài ra đại biểu tham gia ý kiến về Quy định về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen), đặc biệt là điện tự sản, tự tiêu, điện gió ngoài khơi (Điều 33, 34); quy định về điều kiện nhà đầu tư nước ngoài thực hiện phát triển điện gió ngoài khơi (Điều 48)....

Phát biểu tham gia vào dự án Luật Điện lực, đại biểu Hoàng Ngọc Định đề nghị bỏ nội dung tại Khoản 2, Điều 18. Quy định chung về đầu tư xây dựng. Lý do là để thống nhất với quy định tại Khoản 2 , Khoản 3 Điều 10 của dự thảo. Mặt khác, việc đầu tư công trình lưới điện trung áp theo quy hoạch giúp cơ quan nhà nước tại địa phương phát huy hiệu quả công tác quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dựng công trình điện của các đơn vị Điện lực và các Chủ đầu tư, đảm bảo không vượt quá quy mô tổng khối lượng lưới điện trung áp trên địa bàn dẫn đến những biến động bất thường về nhu cầu nguồn cấp điện, phá vỡ kết cấu Quy hoạch phát triển điện lực, Phương án phát triển nguồn, lưới điện cấp tỉnh. Đồng thời, bỏ nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 23. Trách nhiệm của chủ đầu tư. Vì nội dung khoản 1 Điều 23 Dự thảo đã quy định chủ đầu tư thực hiện đúng các quy định của pháp luật về điện lực. Mặt khác tại điểm d khoản 2 Điều 79; điểm c khoản 2 Điều 80; điểm b khoản 2 Điều 81 và khoản 1 Điều 97 dự thảo cũng đã quy định các nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị phát điện, đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện điện.

Liên quan đến quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện tại Khoản 1, Điều 83. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung quyền cho đơn vị bán lẻ điện được từ chối bán điện trong trường hợp khách hàng cố tình né tránh nghĩa vụ thanh toán. Đại biểu cho biết thực tế phát sinh trường hợp khách hàng sử dụng tại một địa điểm đang nợ tiền; không hợp tác, tuân thủ nghĩa vụ thanh toán và hình thành khoản thu khó đòi với khách hàng này. Tuy nhiên, khi khách hàng thay đổi địa điểm mới, đăng ký mua điện thì lại chưa có chế tài rõ ràng để từ chối bán điện 2 cho khách hàng tại địa điểm mới, dẫn đến không thu hồi được nợ cũ và không ràng buộc được trách nhiệm của khách hàng…/.

dbnd.hagiang.gov.vn
Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1