No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Giang về chế độ, chính sách đối với học sinh và giáo viên
Lượt xem: 23
CGTĐT – Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời cử tri tỉnh Hà Giang về việc đề nghị Bộ tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 116/2016/NĐ-CP theo hướng: Xem xét cho 100% học sinh tại các thôn nằm trong các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, nếu quy định khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn mới được hưởng, thì thiệt thòi cho các cháu sống ở vùng có điều kiện khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến việc huy động trẻ đến trường.

Trả lời vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết: Việc quy định khoảng cách làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày đối với từng cấp học tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn cả nước và khả năng cân đối ngân sách của nhà nước hỗ trợ cho các địa phương.

Thực hiện Luật Giáo dục 2019 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ, Bộ GDĐT đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách (thay thế Nghị định số 116/2016/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT). Tại dự thảo Nghị định đã phân cấp Ủy ban nhân dân tỉnh “quy định cụ thể địa bàn làm căn cứ xác định học sinh, học viên không thể đi đên trường và trở về nhà trong ngày, trong đó quy định khoảng cách, địa bàn có địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn phải qua biển, hồ, sông, suối, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất, đá để xác định học sinh, học viên được hưởng chính sách hỗ trợ”. Bộ GDĐT đã trình Chính phủ hồ sơ dự thảo Nghị định và đã có Báo cáo số 571/BGDĐT-GDDT ngày 13/02/2025 về việc tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định để Chính phủ xem xét ban hành.
 

Đối với kiến nghị thứ 2 về việc đề nghị Bộ GDĐT tham mưu cho Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ theo hướng: Nâng mức hỗ trợ hàng tháng đối với giáo viên dạy lớp ghép tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số (hiện nay đang được hỗ trợ 450.000đ/l tháng theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP); đồng thời xem xét mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính sách đối với giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt, lớp ghép tại trường chính và các điểm trường tại vùng đặc biệt khó khăn. Bổ sung thêm chế độ cho giáo viên dạy tại trường chính như: Giáo viên mầm non dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thôn, đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm một trong những điều kiện sau: Trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên. Trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiếu số. Thực tế hiện giáo viên mầm non dạy tại trường chính cũng trực tiếp dạy 02 buổi/ ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên và dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số như ở điểm trường, nhưng lại không được chế độ 450.000 đồng/tháng như giáo viên ở điểm trường.

Sửa đổi khoản 2 Điều 7 nâng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo từ mức 160.000 đông/trẻ/tháng lên mức 230.000 đồng/trẻ/tháng đế đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển, đồng thời phù hợp với giá cả thị trường hiện nay.

Nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ xem xét bổ sung chính sách hỗ trợ giáo viên tham gia trực buổi trưa ở trường với mức từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng/tháng cho giáo viên. 

Trả lời vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau: Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định chính sách hỗ trợ đối với giáo viên mầm non trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, giáo viên dạy điểm trường chính ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định. Bên cạnh đó, mức 160.000 đồng/trẻ/tháng là mức hỗ trợ tối thiểu cho trẻ, tùy vào ngân sách địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

Tiếp thu ý kiến cử tri, Bộ GDĐT nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về nội dung kiến nghị trên. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT đề nghị cử tri kiến nghị với địa phương trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định mức hỗ trợ phù hợp với thực tế. Đồng thời, cần có thêm chính sách hỗ trợ cho giáo viên công tác tại các trường mầm non, đặc biệt là trường ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thanh Hà
Tin cùng chuyên mục
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1