No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
No title...
Hà Giang đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Lượt xem: 112
CGTĐT - Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, một trong ba đột phá mà Đại hội XIII của Đảng đề ra là: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”… Trong thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Hà Giang đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị và sự linh hoạt trong tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với cách làm chủ động, sáng tạo, tỉnh Hà Giang đã và đang tạo nền tảng vững chắc để nguồn nhân lực thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Trong giai đoạn 2021-2024, tỉnh Hà Giang đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua các hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng…

1. vp hdnd tỉnh.JPG

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức tập huấn công nghệ số AI để nâng cao chất lượng tham mưu cho cán bộ, công chức, người lao động.

Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có sự chuyển biến rõ rệt, đặc biệt chú trọng đến tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số, đảm bảo sự hài hòa về cơ cấu và độ tuổi. Chất lượng quy hoạch cũng từng bước được nâng cao, tạo nền tảng vững chắc cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có nhiều bước tiến quan trọng. Trình độ lý luận chính trị được chuẩn hóa, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ không ngừng được nâng cao, giúp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, phong cách làm việc khoa học và hiệu quả. Góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới. Kết quả, trong giai đoạn 2021-2024, tỉnh Hà Giang đã đào tạo, bồi dưỡng cho 74.584 lượt người; trong đó: Đào tạo trình độ chuyên môn: 3.256 lượt người; Đào tạo trình độ lý luận chính trị: 7.125 lượt người; Bồi dưỡng ngạch công chức: 1.315 lượt người; Bồi dưỡng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: 9.568 lượt người; Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý các cấp: 1.544 lượt người; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm 47.383 lượt người; Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân: 4.393 lượt người. 

1928378 mổ nội soi cong nghe moi.jpg

Cán bộ y bác sĩ ngành Y tế Hà Giang nâng cao chất lượng khám chữa, bệnh.

Trong lĩnh vực y tế, tỉnh đã đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho 12.944 lượt cán bộ, y, bác sĩ tham gia các chương trình đào tạo nâng cao để tiếp cận và triển khai các kỹ thuật điều trị hiện đại. Đồng thời, công tác đào tạo lại cho viên chức y tế tuyến xã cũng được chú trọng, giúp nâng cao năng lực trong các lĩnh vực y tế công cộng, dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cấp cứu và khám chữa bệnh ban đầu. Nhờ đó, trình độ tay nghề của đội ngũ y bác sĩ không ngừng nâng cao, nhiều kỹ thuật y tế tiên tiến đã được triển khai thành công ngay tại tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tỉnh đã tổ chức đào tạo, tập huấn sử dụng hệ thống thông tin dùng chung, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số từ tỉnh đến cấp xã, mỗi năm tổ chức cho gần 2.000 người tham gia. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cấp xã.

Các cơ sở giáo dục, đã triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, chú trọng chương trình đào tạo tại các khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa đã giúp giảm bớt sự chênh lệch trong cơ hội giáo dục giữa các vùng miền. công tác phát triển thể chất, tinh thần, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống đã được triển khai hiệu quả tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Giang, góp phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện công tác tuyển sinh cao đẳng, đại học hằng năm, xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp và phân luồng học sinh phổ thông theo đúng quy định hiện hành. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Hà Giang có 118 sinh viên thuộc diện cử tuyển đang theo học các trường đại học, cao đẳng sư phạm và dự bị đại học, trong đó có 33 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường, trong số 33 sinh viên tốt nghiệp ra trường đã có 24 sinh viên đã được tuyển dụng, bố trí công tác.

Chất lượng giáo dục - đào tạo tại tỉnh đã có sự chuyển biến đáng kể, nhờ vào việc triển khai đồng bộ, hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành giáo dục tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đồng thời thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng lộ trình, đảm bảo sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, giúp học sinh phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất. Hiện toàn tỉnh có tổng số 40 trường có cấp học THPT, trong đó có: 20 trường THPT, 08 trường THCS&THPT, 01 trường THPT Chuyên, 01 trường PTDT Nội trú THPT, 10 trường PTDT Nội trú THCS&THPT. Tổng số học sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2021 đến nay là 20.821 người (trong đó: năm học 2020-2021 là 4.717, năm học 2021-2022 là 4.958, năm học 2022-2023 là 5.249, năm học 2023-2024 là 5.897).

Công tác đào tạo nghề có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh có 01 trường Cao đẳng và 02 trường Trung cấp (không có trường chất lượng cao), 01 Trung tâm GDNN tư thục, 03 trung tâm GDNN-GDTX có đăng ký hoạt động GDNN và 6 trung tâm GDNN-GDTX tham gia đào tạo dưới 3 tháng với quy mô đào tạo GDNN bình quân trên 10.000 người/năm trong đó tập trung chủ yếu trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo như: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và phát huy năng lực người học, kết hợp với các cơ sở thực hành, thực tập, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo; thực hiện rà soát, đánh giá lại năng lực đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo; xác định rõ những ngành nghề có thế mạnh, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để tập trung xây dựng thành các khoa, ngành đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia; xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra đối với từng ngành, nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội. 

Công tác phát triển thể chất, tinh thần, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống đã được triển khai hiệu quả tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Giang, góp phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đang hoạt động có đội ngũ doanh nhân trẻ, người lao động có trình độ cao ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những cá nhân này không chỉ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng mà còn góp phần đưa nền kinh tế địa phương hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới.

Bên cạnh chính sách đào tạo, các cơ quan, đơn vị của tỉnh đã chủ động thực hiện các chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi hấp dẫn, tạo động lực làm việc, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất và kỹ năng lao động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tỉnh. Chú trọng bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, công chức, viên chức sau đào tạo thực hiện đúng chuyên môn, phát huy tốt năng lực. Đây là yếu tố then chốt giúp nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp thiết thực trong công tác quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ gắn phát triển nguồn nhân lực với nhu cầu thực tiễn của từng ngành, từng địa phương.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang xác định sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn; mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Hoàng Huyền
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1