No title...
No title...
No title...
Hà Giang làm tốt công tác bảo tồn và phát triển cây Bạc Hà
Lượt xem: 232
CTTĐT - Mật ong Bạc Hà là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hà Giang. Được nhiều người biết đến với hình ảnh mật ong đặc, vàng óng, mùi vị thơm ngon đặc trưng riêng có của loài hoa Bạc Hà mà còn nhiều công dụng tuyệt vời khác như: Bồi bổ sức khỏe, nâng cao sinh lực, có tác dụng tốt với các bệnh viêm họng, hô hấp, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày, đại tràng, suy nhược cơ thể cho người già, trẻ em, người bệnh, người mới ốm dậy, phụ nữ có thai và sau khi sinh nở... Mật ong Bạc Hà chỉ có ở 4 huyện vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ.
Anh-tin-bai

Mật ong Bạc Hà đặc sản 04 huyện vùng cao nguyên đá tỉnh Hà Giang có màu vàng tranh, thơm đặc trưng, tốt cho sức khỏe.

Hiện nay, toàn tỉnh đang duy trì và chăm sóc trên 3.239 ha cây Bạc Hà, trong đó huyện Mèo Vạc 915 ha, Đồng Văn 1.124 ha, Yên Minh 700 ha, Quản Bạ 500 ha. Để bảo tồn và phát triển sản phẩm nổi tiếng mật ong Bạc Hà, tỉnh Hà Giang đã đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong Bạc Hà. Đặc biệt là việc trồng, chăm sóc và bảo vệ diện tích cây Bạc Hà trong vùng nguyên liệu.

Anh-tin-bai

Cây Bạc Hà trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Được biết: Cây Bạc hà sống trên vùng Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn là cây thân thảo, thuộc chi kinh giới Elsholtzia, họ bạc hà Lamiaceae và có tên loài là Elsholtzia cypriani (Pavol); tên tiếng Anh Elsholtzia grass; tên tiếng Việt Bạc hà dại. Bạc hà dại (BHD) phân bố ở vùng biên giới Việt - Trung, giáp ranh với Cao nguyên đá Đồng Văn, trước đây chỉ mọc dại tự nhiên. Với đặc tính sinh trưởng trong thời gian ngắn, mọc khoảng từ tháng 7 và 8 trên chân đất 1 vụ ngô, ra hoa khoảng giữa tháng 10 đến cuối tháng 12 dương lịch. Cây chịu lạnh, hạn hán tốt, dễ trồng, dễ sống.

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang xác định ong là 1 trong 6 cây con được lựa chọn để phát triển theo hướng hàng hóa. Chính vì vậy, tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ các hộ chăn nuôi ong trên địa bàn trồng mới, chăm sóc diện tích cây Bạc Hà và phát triển đàn ong nội để giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế của đặc sản địa phương chỉ có ở 4 huyện vùng Cao nguyên đá Hà Giang.

Từ đó, nghề nuôi ong của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh chuyển từ hình thức chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ sang nuôi ong tập trung với qui mô lớnhình thành lên các doanh nghiệp, các hợp tác xã (HTX) phát triển nuôi ong khai thác mật như HTX Tuấn Dũng, HTX Hoàng Điệp huyện Mèo Vạc, Công ty TNHH Trường Anh, HTX Thành Đô huyện Đồng Văn…. dẫn tới số lượng đàn ong tăng khá mạnh thời gian gần đây.

Anh-tin-bai

Ong hút mật trên hoa Bạc hà.

Việc bảo tồn và phát triển cây Bạc hà ở 04 huyện vùng cao nguyên đá Hà Giang không chỉ giúp phát triển ngành chăn nuôi ong, còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn và phát triển da dạng sinh học, góp phần vào chủ trương phát triển kinh tế đa giá trị. Đặc biệt là du lịch, mang lại giá trị bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Qua thực tế cho thấy, nghề nuôi ong không chỉ đem lại kinh tế cho người dân mà còn góp phần bảo tồn và phát triển tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tốn đất như các ngành khác. Để duy trì và phát triển diện tích cây Bạc hà, ngành nông nghiệp phối hợp với các huyện vùng cao nguyên đá triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân trong việc trồng mới, bảo tồn, chăm sóc nguồn cây Bạc hà để đáp ứng với quá trình tăng trưởng số lượng, chất lượng đàn ong mật hàng năm.

Anh-tin-bai

Hoa Bạc Hà nở rộ vào tháng 12 dương lịch.

Phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có, trong thời gian tới, Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với các ngành chức năng triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để phối hợp cùng các huyện vùng Cao nguyên Đá Đồng Văn, các cơ sở doanh nghiệp, hộ dân tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển chăn nuôi như: Nghị định 57/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích các hộ chăn nuôi ong tham gia vào tổ chức chăn nuôi ong như: DN, HTX, nhóm sở thích để thuận tiện cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng và phát triển diện tích cây Bạc Hà. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao năng xuất, chất lượng cây Bạc Hà tạo ra vùng nguyên liệu cho ra sản phẩm mật tốt nhất.

Phối hợp với các huyện hướng dẫn người dân thực hiện quy trình, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc diện tích cây Bạc Hà để đảm bảo vùng nguyên liệu và phát triển du lịch, dịch vụ theo hướng bền vững và quy trình chăn nuôi, chế biến sản phẩm mật ong theo tiêu chuẩn VietGAP, HACPP. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cá nhân, hộ gia đình, HTX và doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất và kinh doanh mật ong Bạc hà nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng mật ong Bạc hà.

Nghiên cứu, tạo lập cấp mã số vùng trồng cho vùng nguyên liệu cây nguồn mật Bạc hà, vùng chăn nuôi ong hướng tới xuất khẩu mật ong bạc hà để gia tăng giá trị của sản phẩm. Xây dựng vườn giống gốc cây Bạc hà dại trên địa bàn 4 huyện vùng CNĐ vừa bảo tồn giống vừa chủ động nguồn giống cung cấp nhân rộng diện tích bạc hà dại trong vùng. 

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu vùng trồng, vùng chăn nuôi quản trị chuỗi giá trị sản xuất mật ong Bạc hà từ vùng nguyên liệu cây nguồn mật đến chăn nuôi ong, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…

Lan Phương
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1